Hiệu quả mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ

Từ năm 2020, tổ sầu riêng ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định được Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre chọn triển khai mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ với tổng diện tích 9,62 ha. Theo đó, mỗi vụ mỗi hộ tham gia mô hình sử dụng lượng hữu cơ tăng 25% so với cách làm trước đây, giảm lượng phân bón vô cơ gần 50% trong quá trình dưỡng cây sau thu hoạch, nhờ vậy giảm được chi phí sản xuất. Kết quả lấy mẫu nước và mẫu đất của mô hình do khoa nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ thực hiện để phân tích đối chứng giữa sản xuất theo cách truyền thống và sản xuất theo hướng hữu cơ cho thấy sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và không ảnh hưởng đến môi trường.

 

Việt Cường-Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Chợ Lách.

 

Các thành viên tuân thủ ghi chép sổ nhật ký sản xuất, đảm bảo thời gian cách ly thu hoạch đối với từng loại thuốc bảo vệ thực vật và không sử dụng chất cấm trong giai đoạn xử lý ra hoa và nuôi trái. Ngoài ra tổ còn thực hiện mô hình điểm sử dụng phân bón hữu cơ tự làm bằng cách ủ các phế phẩm nông nghiệp hoai mục với nấm tricoderma để sử dụng bón cho cây sầu riêng.

 

Qua khảo sát tất cả 21 hộ thành viên câu lạc bộ áp dụng sản xuất theo hướng hữu cơ đều có vườn sầu riêng xanh tốt, hiệu quả đạt 100%. Có 18/21 hộ đạt sản lượng bình quân 25 tấn/ha (đối với vụ nghịch) và 35 tấn/ha (đối với vụ mùa). Số còn lại sản lượng thấp do độ tuổi cây còn nhỏ phải cắt bỏ trái bớt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hạn chế tổn thất về sức sinh trưởng của cây trồng.

 

Có 15 hộ là thành viên thực hiện mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ đạt thu nhập trên 1 tỷ đồng/ha. Số còn lại đạt thấp nhất là 300 triệu đồng/năm do diện tích canh tác ít và tuổi cây còn nhỏ nên năng suất chưa cao.

 

Điều quan trọng là sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ giúp tăng tuổi thọ cây trồng. Đây là điểm mấu chốt tạo được sự đồng thuận của nông dân. Bên cạnh đó còn giúp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, sản phẩm đạt an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường. Mặt khác sự liên kết trong sản xuất tạo thành thế mạnh từ khâu mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giá sĩ, chuyển giao khoa học kỹ thuật đồng bộ, dễ quản lý về dịch bệnh, sản phẩm đồng nhất, sản lượng lớn dễ bán, giá cao.

 

Trong thời gian tới mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ của tổ sầu riêng ấp Sơn Phụng có khả năng được nhân rộng mô hình trong toàn ấp, hướng đến mục tiêu: sầu riêng Sơn Phụng đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng được cấp mã vùng, mã vạch để xuất khẩu. Mục đích là khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng và tạo thành thế mạnh đặc trưng của ấp Sơn Phụng trên cơ sở lấy cây sầu riêng làm sản phẩm chủ lực để đột phá và từng bước hình thành kinh tế vùng của địa phương.

 

 

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi