Thạnh Phú nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Thạnh Phú xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển ổn định và bền vững tập trung vào 03 cây (cây dừa, cây lúa, cây xoài) và 3 con (con tôm biển, con bò, con gia cầm). Cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện đã chuyển dịch đúng hướng và hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực có quy mô phù hợp từng tiểu vùng theo hướng sản xuất hàng hóa và giá trị sản xuất được gia tăng, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

 

Người dân mạnh dạn chuyển đổi đất sản xuất lúa, mía kém hiệu sang trồng dừa.

 

Cụ thể mô hình liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn được quan tâm, trên địa bàn huyện có 20 Hợp tác xã (HTX Đồng Khởi đã tổ chức đại hội thành lập đang hoàn tất các thủ tục đăng ký), 171 Tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, có 07 Hợp tác xã hoạt động, sản xuất kinh doanh liên quan chuỗi giá trị cây dừa, 01 Hợp tác xã hoạt động liên quan chuỗi giá trị cây lúa, 01 Hợp tác xã hoạt động liên quan chuỗi giá trị cây xoài và 162 Tổ hợp tác liên quan chuỗi giá trị trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản. Đến nay toàn huyện có 25 sản phẩm OCOP, các nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt trong nông nghiệp, thủy sản được quan tâm phối hợp xây dựng và được quản lý, sử dụng có hiệu quả phục vụ tốt trong đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu.

 

Bên cạnh đó, các chuỗi giá trị hình thành rõ nét như chuỗi giá trị cây lúa, cây xoài, cây dừa, con tôm biển đã cơ bản hình thành được chuỗi và liên kết chuỗi khá ổn định các chuỗi giá trị con bò và gia cầm từng bước hình thành. Từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và công nghệ số vào quản lý điều hành chuỗi. Huyện triển khai và phát triển các nhãn hiệu được các chứng nhận tập thể, chỉ dẫn địa lý, xây dựng mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ an toàn, VietGAP. Điển hình như xã An Thuận, An Điền xác định được thế mạnh của xã mình là cây lúa, con tôm và con bò là các chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực của xã nên tập trung đầu tư và từng bước phát triển ổn định, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

 

Song song đó, huyện tranh thủ huy động nguồn lực để đầu tư vào sản xuất theo hướng bền vững, chủ động lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án và nguồn vốn Ngân sách trung ương, tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là các vùng sản xuất tập trung.

 

 Đồng thời huyện triển khai các chính sách trong phát triển nông nghiệp, nhất là chính sách hỗ trợ vốn tín dụng, ứng dụng công nghệ mới cho nông dân, doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên sử dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào và chi phí trung gian để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

 

Trong thời gian tới huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân tham gia sản xuất, liên kết tạo vùng nguyên liệu tập trung. Làm cầu nối mời gọi các doanh nghiệp đến chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất phải đảm bảo gắn với bảo vệ môi trường, sản xuất theo hướng hữu cơ, sản xuất an toàn để tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp.

 

Lúa sạch An Nhơn được cấp mã số vùng trồng cho trên 54 ha.

 

Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý điều hành của Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ động liên kết thị trường giới thiệu sản phẩm, giúp cho các Hợp tác xã ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với quy mô lớn, công nghệ số vào quản lý điều hành, đưa được nhiều sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử.

 

Bên cạnh đó, xây dựng vùng nguyên liệu và xây dựng sản phẩm OCOP phù hợp với lợi thế của từng địa phương. Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị chủ lực của xã. Vận động người dân tham gia liên kết sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, sản xuất toàn hữu cơ, sản xuất tập trung với quy mô lớn, tập trung xây dựng thành công sản phẩm OCOP và phát triển thêm các sản phẩm khác theo điều kiện, lợi thế của địa phương.

 

Chủ động mời gọi các doanh nghiệp chuyển giao khoa học kỹ thuật và sản xuất phải đảm bảo gắn với bảo vệ môi trường, liên kết tạo vùng nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm. Trong đó, chủ động liên kết với các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi mạnh mô hình nuôi tôm biển quảng canh, quảng canh cải tiến trong dân sang nuôi thâm canh nhiều giai đoạn, gắn với liên kết phát triển mạnh chuỗi giá trị sản phẩm tôm biển, ứng dụng công nghệ số vào quản lý, sản xuất và kinh doanh.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
• Công nghệ khí hậu-xu hướng công nghệ trong năm 2024
• Thành quả của Trung tâm điều hành thông minh sau một năm vận hành
• Bến Tre tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới
• Tiêu sợi huyết - phương pháp vàng trong cấp cứu đột quỵ
• Hoa hậu chuyên nuôi tôm công nghệ cao Phan Thị Mỹ Linh
• Hiệu quả từ mô hình phục hồi vườn dừa bị thiệt hại do dịch hại sâu đầu đen
• Quy trình phòng chống hạn mặn trong chăn nuôi
• Đẩy mạnh phát triển vườn dừa hữu cơ, kinh tế hợp tác trong ngành dừa trên địa bàn tỉnh
• Các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp huyện Thạnh Phú đạt nhiều thành quả nổi bật
• Giồng Trôm xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với hoàn thiện chuỗi giá trị dừa
• Mỏ Cày Nam ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong chuyển đổi số và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn
• Tăng thu nhập nhờ mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi
• Quản lý bệnh héo xanh trên cúc mâm xôi