Thạnh Phú ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững

Để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, việc ứng dụng khoa học công nghệ là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài. Thạnh Phú tập trung mọi nguồn lực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện đẩy mạnh công tác phối hợp các đơn vị triển khai các đề án, dự án, mô hình như sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá bống cát, nuôi tôm sú thâm canh kết hợp cá măng, nuôi gà sinh học bằng dược thảo, liên kết với công ty, doanh nghiệp triển khai xây dựng 650 ha dừa lấy dầu theo mô hình đạt chuẩn Organic, triển khai xây dựng tiêu chuẩn VietGAP cho 110 ha dừa xã Hòa Lợi và Mỹ Hưng, 180 ha trồng lúa theo hướng hữu cơ tại các xã An Thuận, An Qui An Điền, An Thạnh và Mỹ An.

 

Mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ, an toàn được mở rộng diện tích.

 

Đồng thời tiếp tục chuyển giao khoa học kỹ thuật gắn với thông tin thị trường, giá cả sản phẩm, nâng cao nhận thức của nông dân theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh áp dụng sản xuất nông nghiệp tốt, thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng và tiếp tục phối hợp ngành, các doanh nghiệp xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu một số thủy sản chủ lực của huyện như con tôm thẻ chân trắng, tôm sú nhằm đạt chuẩn xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

 

Bên cạnh đó huyện đẩy mạnh công tác tổ chức tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cải tạo các giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu và hạn mặn, phục vụ cơ cấu lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo từng vùng sinh thái. Phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát huy thế mạnh làng nghề, phát triển các loại cây giống, con giống, mô hình nuôi mới có giá trị kinh tế cao.

 

Trồng rau sạch an toàn theo hướng VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

 

Tiếp nối những thành công khi ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất thì tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện cơ bản được duy trì và phát triển, các loại cây trồng, vật nuôi nhìn chung ổn định, không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản ước 1.661 tỷ đồng, tăng so cùng kỳ. Diện tích, sản lượng cây lúa, cây dừa, cây ăn trái, cây màu tăng khá, giá dừa có xu hướng tăng sau thời gian giảm sâu. Chăn nuôi phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, an toàn sinh học, tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì nhưng giá cả đầu ra còn thấp trong khi chi phí đầu vào tăng cao nên người dân có xu hướng tái đàn chậm, công tác tiêm phòng và vệ sinh, tiêu độc môi trường trong chăn nuôi được quan tâm thực hiện. Diện tích nuôi thủy sản 16.560 ha, đạt 90,49% kế hoạch, trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh ước khoảng 1.600 ha, phát triển mới 147/100 ha nuôi tôm công nghệ cao, lũy kế đến nay đạt 1.247/1.500 ha. Tổng sản lượng nuôi ước đạt 16.600 tấn, tăng 43,6% so cùng kỳ. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được quan tâm thực hiện. Song song đó Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh triển khai. Bên cạnh đó các tổ hợp tác và hợp tác xã được cũng cố và phát triển ổn định, vùng sản xuất tập trung phát triển đã và đang hình thành với quy mô được mở rộng.

 

Ngoài ra huyện Thạnh Phú đặc biệt quan tâm công tác bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao năng suất và chất lượng rừng, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động tham gia nghề rừng. Đồng thời tăng cường quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả rừng phòng hộ, đảm bảo hiệu quả kinh tế và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng, tiếp tục giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mô hình nông - lâm - ngư kết hợp du lịch. Nâng cao hiệu quả rừng trồng và cây lâm nghiệp, cây phân tán. Nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản trong tán rừng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch môi trường rừng, du lịch sinh thái, quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc gia.

Tin tức khác cùng chuyên mục
• Bến Tre: Những thành tựu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao chào mừng Đại hội đại biểu tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2025-2030
• Một số giải pháp nuôi rắn ri voi
• Giải pháp nâng cao giá trị nghêu thương phẩm Bến Tre
• Công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
• Công nghệ y tế
• Thạnh Phú có hơn 1.300 ha nuôi tôm công nghệ cao
• Công nghệ giáo dục-Edtech
• Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon
• Chất Đất
• Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long
• Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động
• Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển
• Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
• Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh
• Bến Tre nỗ lực thực hiện sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia